Dạy con không cần roi…

Standard

http://www.webtretho.com/forum/f26/tran-tro-day-con-khong-can-roi-1245161/

Xian-Mei

Nguyên tắc chủ đạo nhất là phải luyện những thói quen tốt cho bé, và loại bỏ các thói quen xấu, phải biết tâm lý nữa.

Không đánh, nhưng phải phạt. Ví dụ khi bé gây ra một lỗi nào đó, thì ba mẹ sẽ phạt bằng cách bắt bé đứng úp mặt vô vách trong vòng 15 phút.

Bé sẽ khóc, không làm theo, mình không đánh nhưng cương quyết không tha cho bé, phải phớt lờ kể cả khi bé khóc lóc dữ dội, thậm chí nằm lăn đùng ra giãy giụa ăn vạ. Cứ coi như không nghe, không thấy, không biết…Phải làm cho bé hiểu là việc khóc lóc, la hét, ăn vạ của bé không có tác dụng với mình, coi như mình là người câm người điếc vậy. Phải kiên quyết tới khi nào bé thực thi hình phạt thành công thì mình mới tha cho bé.

Có phạt phải có thưởng. Những khi bé nghe lời và ngoan ngoãn, làm được điều gì tốt thì mình đừng tiếc lời khen ngợi, và thưởng cho bé một thứ gì đó mà bé rất thích, chẳng han một thanh chocolate…

Phải biết quan sát theo dõi bé, ví dụ khi bé khoe với mình hôm nay con được điểm cao, thì mình phải ngừng làm việc, quay lại ôm chầm lấy bé tỏ vẻ vui mừng và lật vở ra để kiểm tra, làm cho bé cảm nhận được sự quan tâm của mình…Bày tỏ lòng quan tâm là một cách hiệu quả để khuyến khích bé phát huy những thói quen tốt, loại bỏ các tính xấu. Bé nào mà không thích cha mẹ khen ngợi yêu thương?

Đánh đập, bạo lực là không nên, vì làm vậy bé nghĩ khi bé giận bé cũng có quyền đánh người khác. Mình không muốn bé làm gì thì mình phải làm gương trước, bé sẽ noi theo.

Song vo bo

Con cái gây cho chúng ta chuyện bực bội là điều tất nhiên, nhưng vì bực bội mà đánh con thì chính chúng ta lại là sai, vì khi đó chúng ta trút xả cái giận lên đầu con cái mình. Đạo Phật nói: con cái là một tiểu Bồ Tát giúp mỗi cha mẹ trưởng thành hơn, con cái sẽ thử thách chúng ta học vấn, sự nhịn nhẫn, đức hy sinh, sự sáng suốt, bao dung, ôn hòa…..Cho nên chúng ta phải luôn ko được nổi giận với con cái mà là một người bạn, người thầy, người hướng dẫn…..cho con. Chỉ con con cái sai, hậu quả, có thể cho chúng nhận lãnh chút hậu quả nhỏ nếu không có gì tổn hại lắm: nói là cay mà còn đòi, cho nếm một chút, nói nóng mà đòi, cho sờ một tí, nói làm tóan sai mà còn cãi, cho nó lãnh điểm kém một lần…..cùng với tận dụng các bài báo, câu chuyện, hình ảnh cho thấy hậu quả có thể xảy ra để con cái phòng tránh! Ví dụ: con ngồi cong lưng, ra đường chỉ một người lớn còng lưng xấu xí cho nó thấy lớn lên sẽ bị vậy, con coi ti vi gần hư mắt, ra đường chỉ một người khiếm thị bán vé số, ăn xin cho nó thấy…..
Khi bạn dạy con cái gì sai, sau đó phải cung cấp một bằng chứng sống động về hậu quả cái sự sai đó. Tôi tin con sẽ hiểu ra. Dùng roi vọt chỉ là hạ sách!

 

Dạy con không cần đánh cũng không khó lắm đâu. Quan trong là bố mẹ phải bình tĩnh, nghiêm khắc, trước sau như một và có một chút thỏa thuận để thương lượng với trẻ.

 

Tớ thấy khi dùng đòn roi nên đảm bảo hai nguyên tắc :

– đánh vì con mắc lỗi nghiêm trọng, cần phải đánh để dạy bảo . Khi ấy phải làm con thấy mình bị đánh là đáng. Tránh tuyệt đối đánh vì mẹ đang bực trong người con mắc lỗi nhỏ khi khác mẹ bỏ qua , lần này mẹ lại nổi điên. Con sẽ có cái nhìn bất mãn về mẹ.
– đánh nhưng không được kèm theo lời nói sỉ nhục, xúc phạm . Có thế con mới tâm phục khẩu phục
Những món quà nho nhỏ như viên kẹo, miếng bánh, sẽ là động lực thúc đẩy bé phát huy các thói quen tốt, không sao đâu. Nhiều em bé chỉ thích những thứ rất đơn giản. Mình không khuyến khích tặng thưởng bé những thứ đắt tiền.
Bạn cũng có thể áp dụng cách dùng đậu đen đậu trắng: bỏ một viên đậu trắng vào lọ khi bé làm điều gì tốt, và bỏ viên đậu đen vào lọ còn lại khi bé làm điều có lỗi. Cuối tháng tổng kết lại, nếu đậu trắng nhiều hơn đậu đen thì tặng bé một món quà nhỏ. Ngược lại thì sẽ bị phạt. Số đậu ngang nhau thì okay không phạt cũng không thưởng.

Lúc nào nó làm mình giận quá thì vô phòng uống ly nước mát cho hạ hỏa, kìm chế xong mới ra phạt nó.
Kiên quyết không dùng roi nha các mẹ

Mình cũng ủng hộ việc dạy con không cần đánh nhưng đồng ý với bạn Sóng, mình nên phạt con với thái độ yêu thương chứ không phải trút giận.

Con mình hơn 4 tuổi, đã biết nhiều, đủ để biết là sai nhưng trẻ con hiếu kỳ nên bé vẫn làm vì bé thích.

Chuyện của mình: Con mình có tật cắn móng tay, đã nhẹ nhàng, dụ dỗ, dọa nạt đều không tác dụng, cuối cùng là phải đánh.

Mình cầm cái đũa ăn cơm, nói với con:

– Con biết con cắn móng tay là hỏng tay, đau em tay, giun chui vào miệng phải không?
– Vâng ạ
– Thế tại sao con vẫn cắn?
– Con không hiểu sao con cứ muốn cắn
– Thế con không nhớ lời mẹ dặn phải không?
– Con nhớ những vẫn thèm cắn lắm
– Vậy để con hết thèm, mẹ cho con biết con cắn móng tay thì em tay đau như việc mẹ đánh vào tay con nhé?
– Vâng ah (chưa ăn đòn bao giờ nên chắc không sợ)

Thế là mình cho một roi vào tay, chắc không mạnh lắm nhưng cũng đau với bé, con mình òa khóc nức nở hứa “từ nay con không cắn nữa”. Cũng xót nhưng vẫn nói:

– Bây giờ hàng ngày mẹ sẽ kiểm tra, nếu con vẫn tiếp tục cắn móng tay, ngày thứ nhất mẹ đánh 1 roi, thì ngày tiếp theo mẹ sẽ đánh 2 roi, con đồng ý không?
– Vâng ah (vẫn khóc)

Mấy hôm nay hàng ngày về đưa tay cho mẹ kiểm tra, con đã không còn cắn nữa (Kỳ tích, vì cả năm nay em ko phải cắt móng tay cho con rồi, cứ vì nịnh nọt, dỗ ngọt mãi mà không được)

Rút ra là, dù xót con, nhưng phải cho con biết, mẹ đánh cũng vì yêu con thôi. Đừng đánh con cho hả giận của mình.

Nghang

Nhà mình cũng dạy con bằng đối thoại, ko đánh con.

Thú thực là hồi con dưới 6 tuổi cũng có 2-3 lần phét vào đít (nhẹ thôi ạ) khi con làm điều nguy hiểm, nhưng sau đó mình đều giái thích vì sao mình đã phét đít con, và nhận rằng lẽ ra không nên đánh đít con. Vậy mà đến giờ thỉnh thoảng con vẫn nhắc nhở là đã từng 2-3 lần bị BM phét đít.

Từ lúc con nhỏ đến giờ, thực sự mình chỉ cần im lặng là con mình đã biết là mẹ giận rồi. Mình cũng chưa bao giờ phải khổ sở trước cảnh con đòi này đòi nọ, lăn đùng ra đất…

Mình cũng không dùng hình phạt nhiều, hồi trước mỗi khi con mắc lỗi còn có lần quát lên chứ từ hồi con lên cấp 2 thì chỉ có đối thoại thôi. Cha mẹ nói ý kiến của cha mẹ, con nói ý kiến của con, mình thấy sau khi nói xong ý kiến là con mình đã nhận thức ra được sai đúng ở chỗ nào rồi. Vì đã tạo ra được kênh giao tiếp hàng ngày nên thực sự mình ko mấy khi phải lo nghĩ về con, khi nào có chuyện gì buồn vui con đều chia sẻ với bố mẹ rất thoải mái, con mình sống cũng có kỷ luật và lúc nào cũng vui vẻ.

Bạn nào đó nói là ko dùng roi không thể nên người mình nghĩ cũng ko chắc cho mọi trường hợp đâu ạ.

Mình làm việc một số năm với trẻ con có khó khăn, mình thấy đánh con, phạt con quá nặng thường cũng ko có tác dụng gì đâu ạ, nhiều lúc chỉ là do cha mẹ đã lỡ bỏ xót một đoạn dạy con nào đó nên đánh mắng chỉ là các biện pháp cực chẳng đã thì mới phải dùng thôi.

Nên mình nghĩ, cha mẹ nào có con còn nhỏ nên suy nghĩ, bàn bạc kỹ về việc này để tạo ra được sự trao đổi, giao tiếp sớm nhất với con cái, yêu thương con cái thật nhiều, biết phối hợp giữa mềm dẻo và cương quyết thì chắc sẽ không (hoặc rất ít phải dùng đến đòn roi, hình phạt).

Winter09

Mình không bao giờ đánh con , bây giờ các con đả ở tuổi teenage lại càng không thể đánh . Lúc nhỏ mỗi lần các con làm sai , mình phạt ” time out ” , phải vào góc tường ngồi úp mặt vào tường 10 đến 15 phút , lỗi nặng hơn thì phải quỳ hoặc đứng giơ 2 tay lên . Mình tuyệt đối không đánh con , nhiều lúc giận lắm thì mình bắt nó quỳ xong , mình bỏ ra ngoài hít thở thật sâu chừng vài phút , quay trở vào thì OK
Được cái con mình khá ngoan , từ nhỏ đã đi daycare , đã vào khuôn khổ , giờ ăn phải tự ngồi xuống ghế , tự ăn từ lúc 1 tuổi , không đút , không chạy linh tinh khắp nhà . Chơi xong phải cất đồ chơi vào một chổ , nếu không sẽ không được chơi nữa. Ông bà ta có nói ” dạy con từ thuở còn thơ ” mình thấy rất là đúng , còn thơ đây có nghĩa là từ lúc mới sanh ra chứ không phải 6-7 tuổi hay 10 tuổi, con còn nhỏ chừng nào dễ dạy chừng ấy .Mình rất cương quyết khi say No , đã nói rồi thì không dược thay đổi cho dù nó có khóc lóc , đòi hỏi , năn nĩ . Có một lần khi đi vào tiệm bán đồ chơi , thằng bé lúc ấy 2 tuổi đòi mua con khủng long , mình không cho nó nhất định không chịu rời hàng đồ chơi , mình cương quyết đi thẳng , nó nằm vạ khóc lóc một hồi chẳng thấy mẹ đâu ( thật ra lúc ấy mình trốn bên hàng bên kia watching him )lát sau sợ quá phải đi kiếm mẹ , từ đó về sau không dám đòi nữa
Bắt đầu 8 tháng tuổi biết ngồi , biêt cầm là mình cho vào high chair tự ăn những món nho nhỏ như cereal , cheese , carot , 1 tuổi tập cầm thìa tự xúc ăn ,rơi rớt , dơ bẩn cả người , cả mặt mũi , vương vãi đầy sàn nhà nhưng cứ kệ nó . Hết giờ mà ăn chưa hết thì mình dọn đi , đói cũng ráng chịu , dần dần con mình quen đến giờ ăn là phải lo ăn chứ mẹ không đút
Khi con làm sai , không vâng lời thì mình bắt nó úp mặt vào tường , trong lúc nó time out mình giải thích cho nó nghe vì sao không thế làm như vậy , hậu quả của những việc làm sai trái như thế nào , lúc nhỏ 1-2 tuổi thì mình nói ngắn gọn , lớn hơn hiểu biết nhiều hơn thì mình giảng dạy kỹ hơn
Mình phản đối ” thương con cho roi cho vọt ” của ông bà ta xưa . Con cái cũng là một con người , biết đau , biết sợ , bình đẳng với chúng ta, không phải vì mình làm cha làm mẹ mà cò quyền áp dặt , đánh đập một con người khác nhất là đứa bé yếu đuối không có cách chống đở không tự bảo vệ mình được
Dạy con không được là lỗi của cha mẹ không phải lỗi của đứa bé nên không thể trừng phạt đứa bé được , không thể trút giận của mình lên đầu con . Cha mẹ mới là người đáng bị trừng phạt , phải kiểm điểm lại bản thân mình vì sao nói mà con không nghe lời

Bắt nó úp mặt góc nhà , nó không làm theo thì bố mẹ làm sao ? Có những đứa trẻ ” dễ dàng” , có những đứa ” khó khăn ” lắm.

Vậy thì áp dụng silent treatment, nó không úp mặt vào tường mà vẫn tiếp tục la khóc , đòi hỏi thì mình sẽ ignore nó luôn, hoặc là đẩy cho nó vào phòng , đóng cửa lại , cứ mặc tình mà kêu khóc đến khi mệt thì ngưng khóc

Cái clip Supper Nanny ở trang 3 có hướng dẫn cách huấn luyện các bé ngỗ nghịch đó.
Áp dụng phương pháp Time out càng sớm càng tốt, để bé lớn và biết nhiều thì càng khó áp dụng.
Đứa bé nào lần đầu bị áp dụng time out cũng sẽ la khóc giãy giụa. Trong clip The Suppernanny, ta thấy người cha kiên quyết đặt đứa bé vào ghế, nó bỏ chạy ông ấy lại bắt nó ấn vào đấy, không phải một hai lần mà có thể cả mười lần. Đứa bé sẽ khóc lóc giãy giụa ăn vạ rất thảm thiết, nhưng mình cần kiên quyết không chùn bước. Càng áp dụng nhiều lần thì bé càng ngoan ngoãn hơn.

Tuy nhiên khi áp dụng time out, mình không nhất thiết phải để bé khóc thật lâu (trong clip là hơn một giờ) mà huấn huyện từ từ. Lần đầu tiên chỉ cần phạt bé 10 phút, rồi sẽ vào dỗ. Lần hai tăng lên 15 phút, rồi 20-25-30 phút….Nếu bé nào khó quá thì mình áp dụng 3 lần 10 phút, 3 lần tiếp theo 15 phút, 2 lần kế sẽ là 20 phút….Tăng từ từ chứ đột ngột cho bé khóc cả một giờ có khi bé gặp nguy hiểm.

Cha mẹ, nhất là người mẹ rất đau lòng khi thấy con khóc lóc gào thét thảm thiết khi áp dụng các hình thức kỷ luật với bé, nhưng cha mẹ phải kiên nhẫn, phải nén đau, thậm chí phải uống thuốc an thần cho bình tĩnh lại…Quá trình rèn luyện gian khổ đó sẽ được bù đắp lại bằng phần thưởng vô cùng to lớn: những đứa con ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ.

Chị nanny cũng phê bình cha mẹ: đầu tiên là chị nghiêm khắc phê bình cha mẹ chưa trưởng thành, cư xử như những em teen khi liên tục chạy theo sau đuôi dọn dẹp những đống bày bừa mà hai đứa nhóc bày ra. Như bao cặp vợ chồng khác, hai vc này cũng gào thét, la mắng khi con cái ngỗ nghịch. Chi kiên quyết bắt cặp cha mẹ này phải trưởng thành hơn, không được phép cư xử như những đứa trẻ. Đó là cha mẹ phải thiết lập kỷ luật với các con.

Chị cũng phê bình người cha: shout and yell at the kids (gào thét chửi bới lũ trẻ khi chúng hư). Những đứa trẻ sẽ bắt chước y chang các hành động này. Tương tự, việc cha mẹ cãi cọ khi có bất đồng về cách dạy con, mà cãi nhau trước mặt bọn trẻ, việc làm này tuyệt đối tránh.
Bon trẻ chứng kiến cảnh này sẽ mất đi sự tôn trọng với bố mẹ, càng không vâng lời. Nếu có bất đồng, hai vc phải đóng cửa bảo nhau.

Nói chung, mình thấy trường hợp hai con của cặp vc này vẫn chưa nghiêm trọng. Bọn trẻ chỉ ngỗ nghịch hư hỏng, chứ không có bị bệnh. Phức tạp hơn là việc chăm các bé chậm phát triển hay bị tự kỷ, vì mấy bé này có các hành vi khó khăn là do không nói được, không hiểu được. Các trường hợp này vừa cần được điều chỉnh hành vi, vừa phải phải dạy nói, dạy vận động…kết hợp nhiều kỹ năng, và so với việc dạy các bé bình thường, thì các bé bị bệnh cần được huấn luyện điều chỉnh hành vi cần tốn kém thời gian và công sức nhiều gấp mấy chục lần.

Mình thấy việc dạy dỗ một đứa trẻ nên người khó khăn vất vả hơn cả việc đi làm công sở. Công việc văn phòng còn có nề nếp, bài bản làm mãi cũng quen. Dạy dỗ trẻ con luôn phải cập nhật kiến thức, có khi mất cả cuộc đời để dạy chúng mà vẫn không rõ mình đã làm đúng cách hay chưa.

 

Leave a comment